HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KIỂM TRA TỦ ĐIỆN

huong-dan-quy-trinh-kiem-tra-tu-dien

Kiểm định an toàn tủ điện

Tủ điện không chỉ là nơi lắp đặt và bảo vệ thiết bị điện mà nó còn là nơi phân phối, đấu nối điện cho công trình. Trong các công trình lớn như nhà máy, nhà xưởng của xí nghiệp thì tủ điện là thiết bị quan trọng.

Theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, các thiết bị tủ điện, thiết bị đóng cắt khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng cũng cần kiểm định theo định kỳ để kịp thời phát hiện và sửa chữa các sự cố phát sinh.

Việc kiểm định tủ điện, thiết bị đóng cắt được thực hiện bởi tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghê.

Quy trình kiểm định an toàn tủ điện

Quy trình kiểm định an toàn tủ điện sẽ bao gồm việc kiểm tra các thiết bị điện như sau:

  • Kiểm tra bên ngoài
  • Đo điện trở cách điện
  • Đo điện trở của cuộn dây điện
  • Kiểm tra độ bền của điện môi
  • Đo điện trở tiếp xúc
  • Đo dòng điện rò
  • Đo các thông số đóng cắt thiết bị
  • Kiểm tra hoạt động của các bộ phận

Chu kỳ kiểm định tủ điện gồm:

  • Kiểm định lần đầu: Trước khi đưa thiết bị dụng cụ vào sử dụng.
  • Kiểm định định kỳ: Kiểm định theo thời gian trong quá trình sử dụng tủ điện.
  • Kiểm định bất thường: Khi có sự cố hoặc lỗi xảy ra trong quá trình sử dụng.

Quy trình kiểm tra tủ điện

Kiểm tra tủ điện được thực hiện theo các trình tự dưới đây:

1. Kiểm tra cấu trúc tủ

  • Cấp độ bảo vệ: Cấp độ bảo vệ theo đúng bản vẽ gia công tủ
  • Màu sơn và độ dày: Tủ điện được sơn với màu sắc và độ dày phù hợp
  • Kích thước vỏ tủ/: Kích thước đúng theo bản vẽ gia công tủ
  • Cấu trúc cơ khí: Cấu trúc tủ chắc chắn, không được rung lắc.
  • Bề mặt sơn: Bề mặt sơn không có vết trầy xước
  • Kiểm tra thanh cái đồng: Thanh cái đồng được gia công đúng theo bản vẽ.
  • Bảng tên tủ (Name plate): Tất cả các phần tử lắp trong tủ phải được lắp bảng tên cố định và đọc dễ dàng. Bảng tên tủ điện đặt ở vị trí cố định trên bề mặt sạch sẽ.
  • Lắp đặt tổng thể: Khi tủ được lắp ráp hoàn chỉnh Tất cả các cửa tủ phải được đóng mở dễ dàng. Các chi tiết như bản lề, chốt khóa chắc chắn.

2. Kiểm tra đấu nối

  • Đánh dấu đầu dây: Dây điện phải được bảo vệ tránh góc cạnh sắc nhọn. Tất cả các đầu cosse phải gắn chụp bảo vệ tại đầu điểm cuối. Tất cả các dây điều khiển phải được đánh dấu
  • Điểm đấu nối: Các điểm nối phải được thiết kế chắc chắn
  • Kiểm tra thông mạch: Tất cả các điểm đấu nối theo đúng bản vẽ gia công tủ

3. Kiểm tra điện trở cách điện

  • Do điện trở cách điện đạt yêu cầu 0,5MΩ/0,5kV lần 1 L-N,L-PE,N-PE)
  • Do điện trở cách điện đạt yêu cầu 0,5MΩ/0,5kV lần 2 (L-N,L-PE,N-PE)

4. Kiểm tra chức năng của tủ

  • Kiểm tra danh mục vật tư: Danh mục vật tư phải theo đúng yêu cầu đơn hàng
  • Kiểm tra đầu ra: Đóng cắt các MCCB, MCB nhánh và đo thông mạch, đo điện áp đầu ra
  • Kiểm tra chức năng mạch điều khiển (nếu có): Đóng cắt các Contactor, Relay, Timer….

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0937.616.060
0937616060